Chỉ số PCI năm 2024 của tỉnh Ninh Bình xếp thứ 17, tăng 2 bậc so với năm 2023
Sáng 6/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.
Có 42 kết quả được tìm thấy
Sáng 6/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.
Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ thúc đẩy chuyển đổi số để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Những năm qua, việc thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư (khóa XI) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao" (Chỉ thị số 37) đã được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh quyết liệt triển khai thực hiện với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, tạo bước chuyển về chất đối với Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn. Chỉ số về đào tạo lao động trong Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Ninh Bình luôn đạt thứ hạng cao; vai trò, tầm quan trọng của nguồn nhân lực có tay nghề cao ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao (Chỉ thị số 37), công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt nhiều kết quả tích cực. Chỉ số về đào tạo lao động trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh luôn đạt thứ hạng cao; nguồn nhân lực có tay nghề cao ngày càng được khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Sáng 9/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lễ công bố báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023. Tỉnh Ninh Bình xếp thứ 19 với 67,83 điểm, tăng 25 bậc so với năm 2022; tăng 39 bậc so với năm 2021, cao thứ 3 sau 18 năm triển khai đánh giá chỉ số PCI.
Với việc chủ động, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để thu hút các dự án chiến lược, từ đầu năm đến nay, công tác thu hút đầu tư của tỉnh đạt những kết quả quan trọng, tăng trên cả 2 yếu tố về số lượng dự án và số vốn đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu phấn đấu trong năm 2023 vốn đầu tư đăng ký mới tăng 10% so với năm 2022.
Với quyết tâm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năm 2023 là năm thứ 3 liên tiếp Ninh Bình thực hiện Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; đồng thời tạo sự cạnh tranh, thi đua về chất lượng tham mưu, điều hành kinh tế giữa các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố. Qua đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi trên tất cả các lĩnh vực.
Sáng 11/4, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2022.
Với quyết tâm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong thực hiện các chỉ số thành phần, tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục thực hiện Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) nhằm đánh giá sát hơn về công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước; đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, nâng cao năng lực cạnh tranh, kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng đã và đang được Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh triển khai hiệu quả. Qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI), góp phần cùng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI).
Sáng 6/10, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch truyền thông thực hiện giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho 29 cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Năm 2021, lần đầu tiên Ninh Bình triển khai đánh giá bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI). Đây là một trong những giải pháp được kỳ vọng sẽ cải thiện môi trường đầu tư, thu hút doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, tạo sự thay đổi bứt phá về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh trong thời gian tới.
Ngày 25/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2022. Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
Kết quả Chỉ số tiếp cận đất đai trong Bộ Chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh xếp thứ 23/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm thấp của cả nước, đặc biệt là 5 chỉ số thành phần có xu hướng giảm điểm so với năm 2019. Chính vì thế, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục về đất đai.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là công cụ, thước đo quan trọng để đánh giá mức độ thuận lợi về môi trường đầu tư, đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố. PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần: gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động của chính quyền; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động và tính thiết chế pháp lý. Hàng năm, chỉ số này được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố dựa trên kết quả khảo sát các doanh nghiệp dân doanh.
Ngày 2/6, UBND tỉnh tổ chức hội nghị phiên thường kỳ triển khai, đánh giá tình hình kinh tế- xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6; thông qua dự thảo Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 và những năm tiếp theo. Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
Chiều 22/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị bàn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021 và những năm tiếp theo. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hà, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Hồng Quảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Tiến sỹ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Năm 2019, chỉ số PCI của tỉnh Ninh Bình được xếp trong nhóm khá, đạt 64,58 điểm, tăng 1,03 điểm và giảm 10 bậc so với năm 2018, đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Để nâng cao năng lực cạnh tranh ngay từ tháng đầu năm 2020, tỉnh Ninh Bình đã triển khai nhiều các giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 qua đó đã đạt những kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Việc cải thiện các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn được tỉnh Ninh Bình quan tâm, chú trọng. Bởi vì, ngoài việc hướng tới mục tiêu cải thiện vị trí của tỉnh trên bảng xếp hạng PCI thì quan trọng hơn, điều này còn tạo sự bứt phá trong cải cách hành chính, tăng cường thu hút đầu tư, tạo lòng tin cho người dân và doanh nghiệp.
Cùng với các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Sở Công thương đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân thông qua các dịch vụ hành chính công.
Từ năm 2005 đến nay, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) được công bố hàng năm.
Theo báo cáo thường niên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 của tỉnh Ninh Bình đạt 63,55 điểm (cao hơn 1,69 điểm, tăng từ nhóm xếp hạng trung bình lên nhóm hạng khá của cả nước), tăng 7 bậc so với năm 2017, đứng thứ 29/63 các tỉnh, thành phố trên cả nước và đứng thứ 6/11 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng.
Trong những năm qua, công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực canh tranh cấp tỉnh, tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo số liệu công bố, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014 của Ninh Bình xếp hạng thứ 11 trong số 63 tỉnh, thành phố, được đánh giá vào nhóm các tỉnh có chất lượng điều hành tốt; năm 2015, chỉ số PCI của Ninh Bình xếp hạng 30/63 tỉnh, thành phố, giảm 19 bậc so với năm 2014.
Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã quan tâm chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tạo một môi trường trong sạch, lành mạnh và bình đẳng để thu hút đầu tư vào địa bàn. Tuy nhiên, vẫn còn có cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp, doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chưa thực sự vào cuộc trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhằm nâng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Do đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Ninh Bình không ổn định, năm 2017 có xu hướng giảm so với năm 2016.